Sign In

Lượt người đang truy cập: -29

Lượt truy cập trong ngày:1373

Lượt truy cập tháng này:71,591

Tổng số lượt đã truy cập: 145,821

Hội thảo khoa học: “Nâng cao chất lượng phục vụ của Văn phòng Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”

14:07 15/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng 15/11/2024, Văn phòng Học viện tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng phục vụ của Văn phòng Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”.

Tham dự Hội thảo, về phía đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Học viện, có TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng Ban Quản lý khoa học; PGS,TS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Giám đốc Trung tâm khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo; TS. Nguyễn Thị Như Huế, Phó Trưởng Ban Quản lý đào tạo.

Về phía Văn phòng Học viện, có ThS. Vũ Quốc Cường, Chánh Văn phòng Học viện; PGS,TS. Trương Thị Kiên, Phó Chánh Văn phòng; ThS. Vũ Hồng Thái, Phó Chánh Văn phòng; ThS. Vũ Thị Hoàng Cầm, Phó Chánh Văn Phòng; cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động Văn phòng.

Quang cảnh Hội thảo khoa học: “Nâng cao chất lượng phục vụ của Văn phòng Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ThS. Vũ Quốc Cường, Chánh Văn phòng Học viện nhấn mạnh, Hội thảo xoay quanh các chủ đề: Thực trạng chất lượng, vai trò công tác phục vụ của Văn phòng Học viện trong giai đoạn hiện nay; Những vấn đề đặt ra, giải pháp, kiến nghị và bài học kinh nghiệm; Ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong công tác phục vụ của Văn phòng Học viện trong giai đoạn hiện nay; Cơ chế phối hợp hoạt động trong công tác phục vụ giữa Văn phòng với các đơn vị trong Học viện thời gian qua và những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp thời gian tới;…

ThS. Vũ Quốc Cường, Bí thư Chi bộ, Chánh Văn phòng Học viện báo cáo đề dẫn Hội thảo

Tham luận tại Hội thảo, ThS. Vũ Hồng Thái, Phó Chánh Văn phòng chia sẻ, công tác văn phòng là một phần cốt lõi, có vai trò "xương sống" trong bất kỳ cơ sở giáo dục nào, đặc biệt là Học viện Báo chí và Tuyên truyền – một trường đại học trọng điểm có quy mô lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Đồng chí khẳng định, chức năng của văn phòng không chỉ dừng lại ở việc tổ chức, quản lý hành chính, mà còn bao gồm điều phối thông tin, kết nối giữa các bộ phận và hỗ trợ quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Chính vì thế, công tác văn phòng đóng vai trò hỗ trợ toàn diện, là nền tảng để đảm bảo sự liên tục, trôi chảy trong hoạt động học thuật và hành chính của Học viện.

ThS. Vũ Hồng Thái, Phó Chánh Văn phòng tham luận tại Hội thảo

Tham luận tại Hội thảo, ThS. Vũ Thị Hoàng Cầm, Phó Chánh Văn phòng cho biết, các cơ quan, tổ chức muốn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thì khâu đầu tiên là phải tổ chức tốt công tác văn phòng bởi văn phòng là bộ phận tổ chức giúp việc trực tiếp cho lãnh đạo cơ quan, là nơi tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin phục vụ việc ra các quyết định quản lý điều hành của lãnh đạo. Vì vậy, nếu văn phòng được tổ chức và làm việc khoa học, trật tự, nền nếp thì việc quản lý và điều hành công việc của cơ quan, tổ chức sẽ thông suốt, thúc đẩy việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của tổ chức, đơn vị.

ThS. Vũ Thị Hoàng Cầm, Phó Chánh Văn phòng tham luận tại Hội thảo

Tham luận tại Hội thảo, PGS,TS. Trương Thị Kiên, Phó Chánh Văn phòng đã nêu lên một số đề xuất tăng cường ứng dụng số hóa hoạt động Cổng thông tin và hoạt động Lễ tân, Giảng đường, Hội trường như: tạo điều kiện cho Cổng mở rộng phạm vi quảng bá thông tin, hình ảnh Học viện Báo chí và Tuyên truyền; nâng cao chất lượng nội dung và ứng dụng thêm một số tính năng hiện đại; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất tin bài; Nâng cao chất lượng nhân sự chuyển đổi số;…

PGS,TS. Trương Thị Kiên, Phó Chánh Văn phòng tham luận tại Hội thảo

Tại Hội thảo các đại biểu đã tập trung thảo luận phân tích, đánh giá thực trạng, tìm kiếm những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phục vụ của Văn phòng Học viện trong giai đoạn hiện nay, từ đó, phục vụ hiệu quả cho công tác tham mưu cho Ban Giám đốc và tham mưu, tổng hợp, phục vụ các hoạt động của Học viện. 

TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng Ban Quản lý khoa học trao đổi tại Hội thảo

PGS,TS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Giám đốc Trung tâm khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo trao đổi tại Hội thảo

TS. Nguyễn Thị Như Huế, Phó Trưởng Ban Quản lý đào tạo trao đổi tại Hội thảo

Phát biểu Tổng kết Hội thảo, ThS. Vũ Quốc Cường, Chánh Văn phòng Học viện nhấn mạnh, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 13 bài tham luận của các đại biểu, nhà khoa học trong và ngoài Văn phòng. Các tham luận đã nêu lên thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong công tác phục vụ của Văn phòng. Nhiều ý kiến cũng đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu, phục vụ của từng bộ phận trong Văn phòng thời gian tới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. 

Bài, ảnh: Lê Hằng, Hoàng Mai

Ý kiến

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Sáng 07/05/2025, Khoa Xã hội học và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”.Tọa đàm được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các cơ sở thực hành, góp phần xây dựng mạng lưới đối tác bền vững phục vụ đào tạo. Sự kiện hướng đến mục tiêu hỗ trợ sinh viên ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội được tiếp cận môi trường nghề nghiệp thực tế, qua đó, củng cố kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp.
Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Ngày 06/05/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”.
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong bối cảnh truyền hình đa nền tảng phát triển nhanh chóng, việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong các sản phẩm báo truyền hình tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ và hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Anh, Đức, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu đã xây dựng hệ thống quy định pháp lý và đạo đức báo chí chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời cân bằng với quyền được thông tin của công chúng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để giúp Việt Nam nhận diện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình và cơ chế giám sát hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên truyền hình. Từ đó, có thể rút ra những bài học thiết thực, phù hợp với điều kiện pháp lý và văn hóa truyền thông trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường quyền con người trong lĩnh vực báo chí truyền hình.