Sign In

Lượt người đang truy cập: -130

Lượt truy cập trong ngày:231

Lượt truy cập tháng này:72,588

Tổng số lượt đã truy cập: 147,607

Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

07:08 08/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng 8/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nằm trong khuôn khổ thực hiện Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì.

Quang cảnh Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” 

Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời có, GS,TS. Lê Văn Lợi, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS,TS. Nguyễn Viết Thảo, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS. Ngô Đình Xây, nguyên Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương; TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; PGS,TS. Trần Khắc Việt, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ nhiệm Đề tài KX.02.31/21-25; TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Phạm Huy Kỳ, nguyên Phó Giám đốc Học viện; cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Học viện.

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo gồm: GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS. Nguyễn Viết Thảo, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX.02.31/21-25

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, những lời căn dặn, giáo huấn của Người về mục đích hoạt động của báo chí nước nhà, về sứ mệnh vẻ vang của người làm báo và những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ báo chí vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận hôm nay và mai sau. Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là “kim chỉ nam” dẫn dắt nền báo chí - truyền thông nước nhà phát triển đúng hướng, ngày càng “chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

GS,TS. Lê Văn Lợi, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo

Báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ nhiệm đề tài KX.02.31/21-25 nhấn mạnh, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra yêu cầu “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Trong bối cảnh đó, cần phải khẳng định những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng là bất biến và tiếp tục là “kim chỉ nam” cho sự phát triển của báo chí - truyền thông trong nước, cần phải được hiểu, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Đồng chí khẳng định, đây là vấn đề khó, phức tạp, đòi hỏi cần phải tiến hành đánh giá một cách khách quan, toàn diện việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông thời gian qua đã và đang được diễn ra như thế nào. Bên cạnh đó, cần phải xác định chính xác những vấn đề đặt ra, quan điểm chỉ đạo và những định hướng lớn về giải pháp để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những tư tưởng của Người về sứ mệnh, nhiệm vụ, phẩm chất, năng lực người làm báo chí - truyền thông hiện đại, yêu cầu đối với sản phẩm báo chí - truyền thông đặt trong bối cảnh hiện nay - bối cảnh chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm phát huy những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng.

PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ nhiệm đề tài KX.02.31/21-25 báo cáo đề dẫn Hội thảo

Hội thảo đã nhận được 52 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các trường đại học, cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước. Các đại biểu đã được nghe 9 báo cáo tham luận trực tiếp và nhiều ý kiến thảo luận sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học, trong đó các ý kiến chủ yếu tập trung phân tích, luận giải, làm rõ các nội dung khoa học xoay quanh chủ đề của Hội thảo.

Tham luận tại Hội thảo, TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản chia sẻ, phải xây dựng một nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, giàu tính nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại để người làm báo có thể tiếp tục hành nghề theo phương châm khách quan, tôn trọng sự thật, bảo vệ công lý và lẽ phải. Muốn làm được điều đó, từng nhà báo phải vươn lên, từng cơ quan báo chí phải xây dựng lại hệ thống để trở nên chuyên nghiệp hơn, hiệu năng hơn. Đó là con đường không thể khác đối với từng nhà báo, từng cơ quan báo chí.

 TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản tham luận “Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển báo chí - truyền thông hiện nay”

Tham luận tại Hội thảo, PGS,TS. Hà Huy Phượng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ, Làm báo là làm cách mạng - đó là quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi  theo Người, báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu của cách mạng. Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Theo Người, bài báo là tờ hịch cách mạng. Đã là nhà báo, chiến sĩ cách mạng, bất cứ người cầm bút nào trên mặt trận báo chí cách mạng phải hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.

PGS,TS. Hà Huy Phượng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận “Học Bác Hồ làm báo cách mạng, chuyên nghiệp”

TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tham luận “Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành”

PGS,TS. Dương Quang Hiển, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng tham luận “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam thời kỳ mới”

PGS,TS. Ngô Đình Xây, nguyên Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương tham luận “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam thời kỳ mới phải gắn với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo định hướng xã hội chủ nghĩa”

ThS. Ngô Thị Phương Thảo, Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban Nhân dân cuối tuần, Báo Nhân dân tham luận “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch”

Nhà báo Nguyễn Thái Bình, Trưởng Cơ quan đại diện miền núi phía Bắc, Tạp chí Việt Nam Hội nhập tham luận “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí – truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

TS. Đỗ Anh Đức, Viện Đào tạo Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tham luận “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông thời kỳ chuyển đổi số”

Phát biểu Tổng kết Hội thảo, PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX.02.31/21-25 nhấn mạnh, những cống hiến và bước phát triển to lớn mà báo chí cách mạng Việt Nam có được là nhờ đã thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, đảm bảo giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, giữ vững định hướng chính trị và những nguyên tắc của báo chí Việt Nam, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Đồng thời khẳng định, các ý kiến tham luận và thảo luận của các nhà khoa học tại Hội thảo đã đánh giá toàn diện những thành tựu, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn, thách thức trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
 

Bài, ảnh: Lê Hằng, Hoàng Mai

Ý kiến

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Sáng 07/05/2025, Khoa Xã hội học và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”.Tọa đàm được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các cơ sở thực hành, góp phần xây dựng mạng lưới đối tác bền vững phục vụ đào tạo. Sự kiện hướng đến mục tiêu hỗ trợ sinh viên ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội được tiếp cận môi trường nghề nghiệp thực tế, qua đó, củng cố kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp.
Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Ngày 06/05/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”.
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong bối cảnh truyền hình đa nền tảng phát triển nhanh chóng, việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong các sản phẩm báo truyền hình tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ và hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Anh, Đức, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu đã xây dựng hệ thống quy định pháp lý và đạo đức báo chí chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời cân bằng với quyền được thông tin của công chúng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để giúp Việt Nam nhận diện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình và cơ chế giám sát hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên truyền hình. Từ đó, có thể rút ra những bài học thiết thực, phù hợp với điều kiện pháp lý và văn hóa truyền thông trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường quyền con người trong lĩnh vực báo chí truyền hình.