Sign In

Lượt người đang truy cập: 28

Lượt truy cập trong ngày:828

Lượt truy cập tháng này:65,256

Tổng số lượt đã truy cập: 134,927

Lớp bồi dưỡng công tác quản lý báo chí dành cho cán bộ quản lý báo chí nước CHDCND Lào năm 2024 tham gia nghiên cứu thực tế tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

15:57 26/09/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng 26/9/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức cho Lớp bồi dưỡng công tác quản lý báo chí dành cho cán bộ quản lý báo chí của nước CHDCND Lào năm 2024 đi nghiên cứu thực tế tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Tham gia và dẫn đoàn đi nghiên cứu thực tế có TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện; TS. Vũ Thùy Dương, Trưởng Khoa Xuất bản; PGS,TS. Phan Minh Đức, Phó Trưởng Ban Hợp tác quốc tế; cùng 15 học viện lớp bồi dưỡng công tác quản lý báo chí dành cho cán bộ quản lý báo chí nước CHDCND Lào năm 2024.
 

Tiếp đoàn, về phía Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật có đồng chí Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập, Bí thư Đảng ủy Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; đồng chí Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; đồng chí Nguyễn Hữu Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Thư ký biên tập; đồng chí Lê Thị Thục, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu Khoa học; đồng chí Hoàng Thu Quỳnh, Phó Trưởng ban sách Quốc tế.

Lớp bồi dưỡng công tác quản lý báo chí dành cho cán bộ quản lý báo chí nước CHDCND Lào năm 2024 nghiên cứu thực tế tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Đồng chí Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập, Bí thư Đảng ủy Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thậtgiới thiệu về công tác xuất bản sách lý luận chính trị của Nhà xuất bản

Tại buổi tiếp đoàn, đồng chí Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập, Bí thư Đảng ủy Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật nhấn mạnh, trong lĩnh vực xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Việt Nam và Nhà xuất bản - Phát hành Quốc gia Lào đã luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện trong hoạt động xuất bản, phát hành sách và các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Trên cơ sở phát huy thế mạnh và giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời dành sự ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, hằng năm, hai Nhà xuất bản đã tổ chức thăm và làm việc tại Việt Nam và tại Lào để cùng nhau trao đổi về tình hình xuất bản và kinh nghiệm trong các lĩnh vực tổ chức đề tài, bản thảo, khai thác bản quyền, công tác tổ chức in và phát hành sách.

Đồng chí Ô-lam Chan-tha-vi-lay, Đài Phát thanh quốc gia Lào, Trưởng đoàn cán bộ quản lý báo chí của nước CHDCND Lào trao đổi tại buổi nghiên cứu thực tế

Trao đổi tại buổi làm việc, đồng chí Ô-lam Chan-tha-vi-lay, Đài Phát thanh quốc gia Lào, Trưởng đoàn cán bộ quản lý báo chí của nước CHDCND Lào bày tỏ vui mừng, phấn khởi được đến tìm hiểu thực tế tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật. Theo đồng chí, trong giai đoạn hiện nay, công tác xuất bản của Lào còn rất nhiều hạn chế và vẫn cần sự hỗ trợ nhiều từ phía Việt Nam cả về máy móc, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Qua chia sẻ của đồng chí Vũ Trọng Lâm, Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, cho thấy được tầm quan trọng của công tác xuất bản số trong việc thu hút độc giả và phổ biến tài liệu lý luận chính trị đến các cấp cơ sở.

TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện trao đổi tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện cảm ơn sự tiếp đón trọng thị của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật dành cho Đoàn. Đồng chí mong muốn, phía Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật có thể chia sẻ với Đoàn cán bộ quản lý báo chí nước CHDCND Lào về hoạt động xuất bản và công tác quản lý hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Qua buổi nghiên cứu thực tế, đồng chí hy vọng các đồng chí cán bộ quán lý báo chí Lào có thể tiếp thu được những kinh nghiệm hữu ích để khi trở về nước có thể phục vụ cho công việc của mình tại đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản của Lào.

Lớp bồi dưỡng công tác quản lý báo chí dành cho cán bộ quản lý báo chí nước CHDCND Lào năm 2024 thăm không gian trưng bày sách tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tặng quà lưu niệm Đoàn cán bộ quản lý báo chí của nước CHDCND Lào

Đoàn cán bộ quản lý báo chí của nước CHDCND Lào tặng quà lưu niệm Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Đoàn cán bộ quản lý báo chí của nước CHDCND Lào cùng Lãnh đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Chuyến nghiên cứu thực tế của Lớp bồi dưỡng công tác quản lý báo chí dành cho cán bộ quản lý báo chí nước CHDCND Lào năm 2024 đã thành công tốt đẹp, đạt được các mục tiêu đã đề ra, góp phần giúp học viên mở rộng kiến thức về hoạt động xuất bản của Việt Nam. Qua đó, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt – Lào.
 

Tin, ảnh: Lê Hằng, Sơn Tùng

Admin Sharepoint

Ý kiến

Sinh viên SPEC2023 học trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp điện tử, điện lạnh hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn Nagakawa

Chiều 19/3/2025, tại Tập đoàn Nagakawa (cơ sở Thanh Xuân, Hà Nội), đoàn giảng viên và sinh viên của Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Thương hiệu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có buổi học tập và làm việc thông qua trải nghiệm thực tế với lãnh đạo bộ phận Chiến lược và Marketing của Tập đoàn.

Hoạt động trải nghiệm tại Chương trình Cử nhân quốc tế quảng cáo, quan hệ công chúng và thương hiệu

Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Thương hiệu là chương trình đào tạo mang tính thực hành và ứng dụng cao. Sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng chuẩn quốc tế, hiểu biết về thực tiễn Việt Nam và năng lực tiếng Anh vượt trội.
Chương trình đào tạo quốc tế: Cơ hội hấp dẫn cho sinh viên thế kỷ 21

Chương trình đào tạo quốc tế: Cơ hội hấp dẫn cho sinh viên thế kỷ 21

Chương trình đào tạo quốc tế là một hình thức giáo dục liên kết giữa các trường đại học trong nước và quốc tế, nhằm cung cấp cho sinh viên cơ hội học tập và nhận bằng từ các tổ chức giáo dục danh tiếng trên thế giới mà không cần phải ra nước ngoài. Các chương trình này thường bao gồm các hình thức như liên kết đào tạo (học một phần tại Việt Nam, phần còn lại tại nước ngoài), du học tại chỗ (học tại các cơ sở trong nước nhưng với giảng viên và chương trình đào tạo quốc tế), và nhận bằng quốc tế (được cấp bằng từ các trường đại học quốc tế).