Sign In

Lượt người đang truy cập: 1

Lượt truy cập trong ngày:1

Lượt truy cập tháng này:223,006

Tổng số lượt đã truy cập: 427,708

Hội thảo khoa học sinh viên “Kỹ năng cần thiết của sinh viên Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền có được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học”

11:39 06/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Chiều 18/9/2024, tại Phòng 601, tầng 6 Nhà B1, Khoa Xây dựng Đảng tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên “Kỹ năng cần thiết của sinh viên Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền có được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học”.

Các đại biểu và sinh viên tham dự Hội thảo

Đoàn chủ trì Hội thảo có: PGS, TS Trần Thị Hương, Ủy viên BCH Đảng bộ Học viện, Ủy viên Hội đồng trường, Bí thư chi bộ, Trưởng khoa Xây dựng Đảng; TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng; ThS Đào Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
 

Tham dự Hội thảo có TS Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học; cán bộ, giảng viên khoa Xây dựng Đảng và đông đảo sinh viên Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước các khoá K41, K42, K43, K44 đang học tập tại Học viện.

PGS, TS  Trần Thị Hương, Ủy viên BCH Đảng bộ Học viện, Ủy viên Hội đồng trường, Bí thư chi bộ, Trưởng khoa Xây dựng Đảngđiều hành Hội thảo
 

Phát biểu tại Hội thảo, TS  Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học đánh giá cao sự nỗ lực và tinh thần say mê nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Xây dựng Đảng thể hiện qua các sản phẩm khoa học của sinh viên, kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên của khoa và sự tham gia đông đảo của sinh viên các khoá của khoa Xây dựng Đảng đều có bài viết tham luận in trong Kỷ yếu Hội thảo.
 

Với số lượng 236 bài tham luận và kỷ yếu Hội thảo chất lượngthể hiện tinh thần say mê nghiên cứu khoa hoc của sinh viên khoa Xây dựng Đảng, tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết rất cao trong định hướng chủ đề và biên tập bài tham luận của các thầy cô giáo Khoa Xây dựng Đảng.

TS Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học phát biểu tại Hội thảo
 

Trình bày báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng khẳng định: “Hội thảo không chỉ là diễn đàn để các em sinh viên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước các khóa có cơ hội tập dượt, trau dồi năng lực nghiên cứu khoa học, trao đổi về các kỹ năng cần thiết tương ứng với từng vị trí việc làm của ngành đào tạo, mà còn là cơ hội để các em nhìn nhận rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong quá trình học tập, rèn luyện và có định hướng phấn đấu, chuẩn bị cho tương lai.
 

Theo TS  Nguyễn Thị Thu Thủy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là những người có kiến thức chuyên môn về xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước ngày càng trở nên cấp thiết.
 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, với bản lĩnh chính trị vững vàng, kiến thức chuyên môn chắc chắn, thái độ học tập và làm việc nghiêm túc - được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 
 

Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động mang tính cạnh tranh cao, sinh viên tốt nghiệp không chỉ cần trang bị kiến thức lý thuyết mà còn phải sở hữu các kỹ năng mềm và năng lực thực hành chuyên môn để có thể nhanh chóng hội nhập, thích ứng và phát triển ở những vị trí công tác khác nhau.
 

Đây cũng là thách thức, đòi hỏi đối với chính cơ sở đào tạo - giúp sản phẩm đào tạo của mình tiếp cận gần nhất và sát hợp nhất, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn vị sử dụng nhân lực.
 

Khoa Xây dựng Đảng thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đầu tiên đào tạo ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước từ năm 1991 trình độ đại học trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hiện nay, Khoa là đơn vị đào tạo có uy tín hàng đầu và là đơn vị duy nhất hệ dân sự đang tổ chức đào tạo cả 3 bậc học: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.

TS  Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảngphát biểu Đề dẫn Hội thảo

Hội thảo nhận được 236 bài tham luận của cựu sinh viên các lớp Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước K38, 40, sinh viên lớp Công tác tổ chức K41, Công tác dân vận K41, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước K42, K43 đã thu được nhiều ý kiến, đề xuất hợp lý, xác đáng.

 

Quang cảnh Hội thảo 

Tại phiên trực tiếp, Hội thảo đã lắng nghe 8 tham luận tiêu biểu và nhiều ý kiến trao đổi tâm huyết của thầy cô giáo và các sinh viên, trong đó đã tập trung trao đổi, thảo luận về các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước; thực trạng kỹ năng của sinh viên và mức độ đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụngvai trò của nhà trường trong việc trang bị kỹ năng cho sinh viên; các giải pháp rèn luyện kỹ năng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên trên thị trường lao động.

Sinh viên Nguyễn Thái Dương, lớp Công tác tổ chức K41 tham luận: “Giải pháp phát triển những kỹ năng cần thiết đối với sinh viên Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền để có thể xin được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học”


 

Sinh viên Nguyễn Đỗ Minh Tâm, lớp Công tác tổ chức K41 tham luận: “Phát triển năng lực ngoại ngữ của sinh viên Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền để có được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học”

Sinh viên Nguyễn Ngọc Kiều Nguyên, lớp Công tác tổ chức K41 tham luận: “Giải pháp nâng cao năng lực tự chủ học tập cho sinh viên Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước
 

Sinh viên Nguyễn Hà Trang, lớp Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước K42A1 tham luận: “Phát huy ý thức tự học tập, rèn luyện, pháttriển những kỹ năng cần thiết của sinh viên Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền để có được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học”
 

Tổng kết Hội thảo, PGS, TS Trần Thị Hương ghi nhận và biểu dương các sinh viên Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước đã gửi bài tham luận và dự Hội thảo đông đủ.
 

PGS, TS  Trần Thị Hương cho biết, thông qua Hội thảo, các sinh viên đã rèn kỹ năng nghiên cứu, viết bài tham luận khoa học, kỹ năng phát biểu trước công chúng. Cùng với những kiến thức, kỹ năng mềm được trang bị, sinh viên hoàn toàn có thể tự tin, làm chủ, sẵn sàng đáp ứng thị trường lao động, bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng sau khi tốt nghiệp đại học.
 

Những nghiên cứu, ý kiến trao đổi của các sinh viên cũng sẽ là những gợi ý để các thầy cô trong Khoa cập nhật, bổ sung, hoàn thiện bài giảng, giáo trình, chương trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội và thị trường lao động.

Ý kiến

Bảo vệ an ninh tư tưởng trong bối cảnh hiện nay

Bảo vệ an ninh tư tưởng ở Việt Nam trở thành nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu biến động mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông số và các hình thức “chiến tranh mềm”, các thế lực thù địch triệt để khai thác các vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc… để xuyên tạc, kích động, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn quốc tế cho thấy, buông lỏng mặt trận tư tưởng dễ dẫn đến bất ổn xã hội và khủng hoảng thể chế. Do đó, bảo vệ an ninh tư tưởng cần được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển quốc gia, nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội và định hướng phát triển đất nước.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025): Những tấm gương sáng ngời cho lớp lớp nhà báo noi theo

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025): Những tấm gương sáng ngời cho lớp lớp nhà báo noi theo

Trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có hàng ngàn nhà báo, nhà văn chiến sĩ có mặt trên các mặt trận của cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Hơn 400 nhà báo, nhà văn đã anh dũng hy sinh, hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, trong đó có những nhà văn, nhà báo của Hà Nội. Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Báo Hànộimới xin lược đăng một số tấm gương nhà báo, nhà văn chiến sĩ, liệt sĩ của Thủ đô yêu dấu.
Đào tạo báo chí hướng đến người làm truyền thông đa năng

Đào tạo báo chí hướng đến người làm truyền thông đa năng

Trong dòng chảy công nghệ và truyền thông liên tục đổi mới, nhà báo trẻ đang đối mặt với không ít thách thức nhưng cũng đầy cơ hội để bứt phá. Trò chuyện với phóng viên Báo Thái Nguyên nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền gửi gắm thông điệp đến người trẻ đam mê nghề báo: Hãy dám thay đổi, học hỏi suốt đời, làm chủ công nghệ để tỏa sáng bằng chính bản lĩnh, đam mê và tinh thần phụng sự công chúng.