Sign In

Lượt người đang truy cập: -63

Lượt truy cập trong ngày:210

Lượt truy cập tháng này:7,782

Tổng số lượt đã truy cập: 28,598

Hiếu học - một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam

00:00 08/08/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộcViệt Nam. Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, (Nxb KHXH, H, 1994) truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành

Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững..Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên phia trước mà không được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu. Lênin cũng dạy rằng: Hoc! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng là một điều bắt buộc.Với ý thức: ”Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán, dạy người không biết mỏi), ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học kiếm dăm ba chữ để làm người. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như: Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh,… và rất nhiều ông đồ Nghệ - những người đã làm nên cốt cách Hồng Lam… Cùng không ít dòng họ hiếu học trên khắp mọi miền đất nước…

 Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học. Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao là quan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho. Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nên tiêu cực. Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân gian hết sức quan tâm:

- Kho vàng không bằng một nang chữ (nang là túi đựng)

- Người không học như ngọc không mài

Từ đó hình thành đạo lý tôn sư trong đao “kính thầy mới được làm thầy”.Thậm chí trong tam cương, người xưa còn đặt người cha tinh thần trước người cha đẻ của mình (Quân - Sư - Phụ). Nhưng nếu Nho giáo coi hiếu học và cầu thị là 2 phẩm chất quan trọng của một người trí thức, coi việc học chủ yếu là học chữ Thánh hiền thì giống với quan niệm của dân gian(học ăn học nói học gói học mở),người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa Nguyễn Trãi đã chỉ ra rằng, sự học là nguồn cội của tất thẩy những thành công dù đó là nghề gì, dù người ấy là ai:

“Nên thợ nên thầy vì có học

Có ăn có mặc bởi hay làm”

 Như vậy, làm nghề gì cũng cần học. Có học mới tinh thông nghề nghiệp bởi “nghề nào cũng có trạng nguyên” (Từ Hy Thái Hậu).

Về mức độ: Học có 4 mức: Học để biết, học để hiểu, học để làm việc, học để sáng tạo. Người hiếu học bao giờ cũng có khát vọng vươn tới sự sáng tao.

 

(Ảnh minh hoạ - nguồn internen)

Về cách học: có hai hình thức: Học và tự học. Người hiếu học phải là người luôn đề cao việc tự học: học kiến thức kinh viện trong sách vở và học khôn từ thực tiễn cuộc sống, với nguyên tắc: học đi đôi với hành.Vẫn biết, học ở nhà trường là rất quan trọng vì cơ bản và hiệu quả nhưng muốn thành đạt, đặc biệt là muốn vươn tới đỉnh cao thì rất cần phải tự học, đặc biệt phải chăm chỉ đọc sách.Bởi những kiến thức nền tảng giúp mỗi cá nhân bay xa được đều do đọc sách mà có. Danh vị cao nhất: trạng nguyên chỉ dành cho những ai ham học hỏi. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu:

Không có gì thú bằng đọc sách

Không gì cần bằng kiếm tiền nuôi con

Còn Đỗ Phủ - một trong 3 nhà thơ lớn đời Đường, từ kinh nghiệm của mình đã viết:

Sách đọc muôn ngàn cuốn

Hạ bút như có thần

Như thế đủ thấy ý nghĩa quan trọng của việc học và tầm quan trọng của hành vi ham đọc sách đối với việc thành đạt của một con người.

Nếu yêu nước là truyền thống ra đời và phát triển mạnh mẽ chủ yếu trong khi Tổ quốc lâm nguy, thì hiếu học gắn với sự phát triển của đất nước trong những năm tháng hòa bình. Dĩ nhiên, các vị tướng tài trên chiến trận cũng là những người chịu học, không ít người còn văn võ song toàn.

Trong “thế giới phẳng” hiện nay, muốn đồng hành cùng nhân loại, dân tộc Việt Nam không thể không phát huy truyền thống hiếu học, để trở thành công dân quốc tế mỗi người Việt Nam không thể không ham học.

Vì sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho xã hội hưng thịnh, làm cho gia đình “đỏ ngành xanh ngọn”, là cơ sở để con người có thể trở nên tử tế.

Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức lớn lao, bởi nó luôn gắn với sự phát triển bền vững. Không phải vô cớ mà người xưa đã tổng kết:

Phi thương bất phú (không buôn bán thì không giàu)

Phi trí bất hưng (Không có trí tuệ thì không hưng thịnh - không phát triển bền vững)

Phi công bất tài (không nghề nghiệp thì không có tài - không có cơ hội thể hiện được tài năng)

(Ảnh minh hoạ -nguồn internet)

Như vậy, mọi sự thành công chính đáng đều phải nhờ học hành. Vì để thành công một cách đàng hoàng cần phải có kiến thức mà kiến thức chỉ có đươc nhờ con đường học tập. Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn cần phải có được kiến thức văn hóa nền tảng như văn học nghệ thuật, luật học, lịch sử học, tin học và ngoại ngữ. Bởi vì mọi sự phát triển bền vững, lâu dài chỉ có được trên cơ sở nền tảng văn hóa vững chắc. Đúng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau đây:

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người

Rõ ràng, trí tuệ bao giờ cũng mang đến cho con người tiền bạc một cách đàng hoàng (cả phong độ và nhan sắc nữa). Có kiến thức tức là có nội lực. Nội lực chính là thực lực để con người tự trọng và tự tin cạnh tranh một cách lành mạnh, không cần phải chiêu trò, dối trá, khuất tất.Nhờ thế mà con người thực sự hạnh phúc, xã hội mới phát triển theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh,

Như vậy, hiếu học sẽ giúp con người không chỉ thoát nghèo mà còn có thể giàu có một cách sang trọng. Bởi vì nhờ hiếu học mà con người có được nghề nghiệp, có thu nhập cao và ổn đinh. Tài năng của mỗi cá nhân được tỏa sáng, có cơ hội để họ thỏa ước mơ tu tề trị bình của mình. Trong nhà sẽ không có ly hôn, ngoài xã hội không có tệ nạn đáng tiếc; cái xấu, cái ác sẽ bị đẩy lùi. Cho nên hiếu học là kế sâu rễ bền gốc, là quốc sách để quốc gia phát triển bền vững. Hiếu học là con đường để mỗi gia đình hạnh phúc, ấm no. Hiếu học là hướng đi giúp mỗi cá nhân thành đạt một cách đàng hoàng.

 PGS.TS. Trần Thị Trâm

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(Tạp chí Lý luận và Tuyền thông số tháng 11/2012)

AJC

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý kiến

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết "Rạng rỡ Việt Nam". Cổng Thông tin điện tử Học viện xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Chiều 24/12/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. GS,TS. Lê Văn Lợi, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và phát biểu chỉ đạo.
Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của công tác giáo dục thanh niên. Người đã chỉ rõ sự cần thiết; nội dung, phương thức giáo dục thanh niên và trách nhiệm của các chủ thể trong công tác này. Bài viết trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và đề xuất giải pháp vận dụng tư tưởng của Người vào công tác giáo dục thanh niên Việt Nam góp phần phát huy vai trò của thanh niên trong kỷ nguyên mới của dân tộc.