Sign In

Lượt người đang truy cập: 1

Lượt truy cập trong ngày:1

Lượt truy cập tháng này:64,864

Tổng số lượt đã truy cập: 134,138

Hội thảo khoa học quốc gia: “Công tác lý luận của Đảng và định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

09:04 18/03/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng 17-3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Công tác lý luận của Đảng và định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Các đồng chí chủ trì hội thảo.

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì hội thảo.

Đồng chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý.

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo hội thảo. 

Hội thảo là sự kiện quan trọng nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9-10-2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030; đánh giá những kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời thảo luận, định hướng những nhiệm vụ nghiên cứu lý luận then chốt, phục vụ xây dựng đất nước trong giai đoạn phát triển mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
 

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, đồng chí Trần Cẩm Tú nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về đổi mới tư duy lý luận, phát triển các luận cứ khoa học, để Đảng đề ra các quyết sách chiến lược phù hợp thực tiễn. Đồng chí Thường trực Ban Bí thư cho rằng, công tác lý luận của Đảng phải hướng tới khơi dậy sức mạnh tinh thần, trí tuệ và ý chí Việt Nam, tạo nên những bước chuyển đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh và thịnh vượng của dân tộc. 

Trên cơ sở định hướng, gợi mở những nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu lớn của công tác lý luận trong thời gian tới, đồng chí Trần Cẩm Tú mong muốn các nhà khoa học, chuyên gia thảo luận sâu, đánh giá kỹ các vấn đề lý luận trong bối cảnh mới, góp phần xây dựng luận cứ khoa học, phục vụ hoạch định chủ trương của Đảng và hoàn thiện các văn kiện Đại hội XIV.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, công tác lý luận của Đảng đã đạt được những thành tựu nổi bật. Đặc biệt, những vấn đề lý luận quan trọng như xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Việt Nam, lý luận về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Các phiên tham luận, bình luận và thảo luận bàn tròn của hội thảo tập trung đánh giá toàn diện về thực trạng công tác lý luận hiện nay, chỉ ra một số hạn chế, bất cập, những rào cản, nút thắt, điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của công tác lý luận trong thời gian qua, nhất là trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Đây không chỉ là những hạn chế, khuyết điểm của riêng trong công tác lý luận, mà còn là những hạn chế, rào cản trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác ở nước ta.

Hơn 80 tham luận có giá trị khoa học cao gửi về Ban tổ chức đã phản ánh rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đổi mới căn bản phương pháp nghiên cứu, nâng cao năng lực lý luận của Đảng trong tình hình mới.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Tổng kết hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương ghi nhận những ý kiến, tham luận, thảo luận sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm; đề xuất các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lý luận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội thảo thống nhất cao trong đánh giá những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW gắn với tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam. Nghị quyết số 37-NQ/TW đã được triển khai thực hiện bài bản, nghiêm túc; dân chủ trong nghiên cứu lý luận được coi trọng, môi trường hoạt động lý luận có sự đổi mới, tiến bộ hết sức mạnh mẽ.

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, yêu cầu mới đặt ra cho công tác lý luận rất lớn, đòi hỏi cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ làm công tác lý luận phải không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, đổi mới phương pháp nghiên cứu, đề xuất những luận cứ khoa học sắc bén, phục vụ trực tiếp cho công tác lãnh đạo, hoạch định chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn lịch sử mới.

Phiên thảo luận tại hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh chung

Kết quả thu được của Hội thảo sẽ được Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổng hợp, chắt lọc để bổ sung, nâng cao chất lượng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW và trình Bộ Chính trị trong tháng 3-2025.

Ban Chỉ đạo và Ban tổ chức hội thảo tiếp thu nghiêm túc những ý kiến sâu sắc của đồng chí Thường trực Ban Bí thư, nhất là những định hướng, gợi mở nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu lớn từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nhằm cung cấp luận cứ, luận chứng cho việc hoạch định và triển khai những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng có tính lịch sử của dân tộc.

Nguồn: Hcma.vn

Ý kiến

Hội thảo khoa học “Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới”

Hội thảo khoa học “Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới”

Chiều ngày 9/4/2025, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Chương trình khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ năm 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)”, mã số KX.02/21-25, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện, Ban Chủ nhiệm Chương trình tổ chức Hội thảo khoa học lần thứ 3 với chủ đề: “Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới”.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Thực trạng và giải pháp khắc phục bệnh ngại học các môn khoa học Mác - Lênin trong một bộ phận sinh viên hiện nay

Thực trạng và giải pháp khắc phục bệnh ngại học các môn khoa học Mác - Lênin trong một bộ phận sinh viên hiện nay

Thanh niên, trong đó thanh niên sinh viên có vai trò đặc biệt quan trọng. Như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Thanh niên là trụ cột để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, là nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất mới, đồng thời là đội ngũ tiên phong tham gia các lĩnh vực mới. Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, là nhân tố quan trọng trong xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam”(1). Học tập các môn khoa học Mác - Lênin có vai trò rất quan trọng đối với sinh viên, tuy nhiên hiện nay, có tình trạng một bộ phận sinh viên “ngại học”. Bài viết làm rõ thực trạng “ngại học” các môn khoa học Mác - Lênin và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng các môn học này.
EMC Đã kết nối EMC