ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Tên luận án:
Lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay
(Khảo sát các chương trình trên hệ VOV1, VOV2, VOV Giao thông Đài Tiếng nói Việt Nam, từ tháng 6/2008 - 6/2010)
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số :62 32 01 01
Nghiên cứu sinh: Trương Thị Kiên
Khóa học: 2008-2010
Chức danh khoa học: Biên tập viên Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông
Học vị: Thạc sĩ
Người hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Đức Dũng
Cơ sở đào tạo: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nội dung đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của Luận án:
Đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện về các khía cạnh của lời nói báo phát thanh Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận án đã có một số đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận về lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay, như:
- Làm sáng tỏ đặc điểm các thành tố của lời nói báo phát thanh (từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm) và mối quan hệ giữa các thành tố đó.
- Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến phương thức sáng tạo lời nói của nhà báo phát thanh hiện nay như sự ra đời của các chương trình phát thanh hiện đại, sự thay đổi về đặc điểm và nhu cầu tiếp nhận thông tin của thính giả; sự vận động của ngôn ngữ hiện đại...
- Chỉ ra những yêu cầu đối với việc sáng tạo lời nói báo phát thanh Việt Nam hiện nay
Thứ hai, luận án trả lời những câu hỏi về cách sử dụng từ vựng phát thanh, như: Nhà báo phát thanh hiện nay đang sử dụng những lớp từ nào? Đặc điểm sử dụng những lớp từ đó ra sao. Từ đó, kết luận về lớp từ được sử dụng phổ biến, lớp từ ít được sử dụng, lớp từ phù hợp và lớp từ chưa thực sự phù hợp với lời nói phát thanh. Từ kết quả khảo sát, luận án đề xuất cách thức sử dụng từ vựng phù hợp cho lời nói báo phát thanh hiện nay.
Thứ ba, luận án trả lời các câu hỏi về cách sử dụng câu cú của nhà báo phát thanh hiện nay như: Những kiểu dạng câu đang được sử dụng trong lời nói phát thanh; Kiểu dạng câu nào phát huy được hiệu quả thông tin và kiểu dạng câu nào còn hạn chế, bất cập? LuËn ¸n còn khảo sát cách thức sử dụng ngữ đoạn trong lời nói phát thanh, hiện tượng sử dụng nhánh rẽ thông tin trong lời nói phát thanh, cũng như mối quan hệ giữa từ ngữ trong câu, giữa câu với phong cách tác phẩm, giữa câu với đối tượng giao tiếp... Từ thực tế đó, luận án đề xuất cách thức khắc phục cách sử dụng câu chưa hợp lý nói riêng và cách thức sử dụng câu trong phát thanh nói chung.
Thứ tư, về phương diện đọc, nói trên sóng, luận án làm sáng tỏ những khía cạnh như: Có bao nhiêu phương thức thể hiện lời trên sóng? Đặc điểm của phương thức đọc, phương thức đọc kết hợp với nói, phương thức nói; cách thức vận dụng các yếu tố ngữ điệu và các phương tiện ngữ âm khác của nhà báo phát thanh hiện nay. Cũng trên cơ sở khảo sát, luận án nêu những vấn đề đang đặt ra trong việc đọc, nói và thảo luận về hướng giải quyết chúng.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Nghiên cứu sinh
Trương Thị Kiên