Sign In

Lượt người đang truy cập: -80

Lượt truy cập trong ngày:1766

Lượt truy cập tháng này:7,610

Tổng số lượt đã truy cập: 28,225

Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”

00:00 01/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng ngày 11/10/2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời có, PGS,TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; TS Nguyễn Công Dũng, Tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; ông Lee Byung Hwa, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam; bà Yang Seohyeon, Phó Giám đốc quốc gia Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc; Ông Đặng Trần Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); bà Ngô Thị Phương Thảo, Phó Trưởng ban Nhân Dân cuối tuần, Báo Nhân Dân; PGS,TS. Đoàn Triệu Long, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III.
 

Quang cảnh Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Trần Thanh Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 150 đại biểu là những chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước; đại biểu các ban, bộ, ngành; lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội; lãnh đạo các nhà trường, học viện, các cơ quan nghiên cứu.

Đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”

Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS,TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong những năm qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tập trung nguồn lực và phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) triển khai có hiệu quả dự án nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ. Dự án này đã tổ chức các đoàn nghiên cứu tại Hàn Quốc với hơn 100 lượt cán bộ tham gia; tổ chức 9 hội thảo khoa học quốc tế; xuất bản thành sách 7 cuốn Kỷ yếu hội thảo phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và nghiên cứu. Kế thừa các kết quả đó, Học viện cũng đã mở chương trình đào tạo chuyên ngành Truyền thông chính sách (thuộc ngành Chính trị học) từ năm 2018.

PGS,TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu chào mừng Hội thảo khoa học quốc tế

Đồng chícũng yêu cầu Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần có sự tổng kết toàn diện, sâu sắc để trình Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh báo cáo kiến nghị về nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu về Truyền thông chính sách theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Học viện. Đây sẽ là đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp truyền thông chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của truyền thông chính sách, đặc biệt là đối với chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Ông Lee Byung Hwa, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam phát biểu chào mừng Hội thảo khoa học quốc tế

Phát biểu chào mừng Hội thảo của Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam, ông Lee Byung Hwa chia sẻ, Hội thảo là dịp để góp phần khẳng định tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã xây dựng trong suốt thời gian qua, là bước mở rộng của mối quan hệ hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với KOICA. KOICA luôn lắng nghe tiếng nói của các đối tác Việt Nam và cùng hợp tác vì sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Ông Lee Byung Hwa cũng tin rằng, sự hợp tác này sẽ không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của hai nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một tương lai bền vững cho thế giới.

TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin - truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng, thiết yếu, có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, Chính phủ và bộ máy lãnh đạo của các nước trên thế giới đều rất coi trọng hiệu quả công tác truyền thông chính sách tới người dân và đầu tư nhiều nguồn lực nhằm thúc đẩy hoạt động quan trọng này. Tại Việt Nam thời gian qua, truyền thông chính sách đã có nhiều đóng góp quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề nóng trong đời sống xã hội...

PGS,TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu đề dẫn Hội thảo khoa học quốc tế

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS,TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật khẳng định, truyền thông chính sách có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là “kênh thông tin” hữu hiệu để các cơ quan chức năng kịp thời lắng nghe ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân, nhất là những đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách. Trong thành công chung của hoạt động truyền thông chính sách đó, truyền thông chính sách về đa văn hóa góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân; qua đó giới thiệu đất nước, văn hóa con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, đóng góp vào sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân.

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo khoa học quốc tế gồm: PGS,TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; TS Nguyễn Công Dũng, Tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Với hơn 50 tham luận có chất lượng cao của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cùng các ý kiến phát biểu trực tiếp tại Hội thảo đã tập trung nêu bật những điểm mới trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong vấn đề truyền thông chính sách về đa văn hóa và việc vận dụng những quan điểm này vào thực tiễn hoạt động truyền thông. Ngoài ra, các tham luận còn nêu những kinh nghiệm, giải pháp tại Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia khác trong hoạt động truyền thông chính sách về đa văn hóa nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông chính sách về đa văn hóa.

PGS,TS. Lê Thị Thục, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tham luận “Tăng cường hoạt động truyền thông về bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh giao lưu đa văn hóa”

TS. Kim Sonho, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông, Quỹ Xúc tiến Truyền thông Hàn Quốc (KPF) tham luận trực tuyến “Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đã định hình các gia đình văn hoá như thế nào?”

PGS,TS. Đoàn Triệu Long, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III tham luận “Truyền thông chính sách về đa văn hóa ở Việt Nam và những vấn đề mang tính định hướng”

Ông Jinho Hur, Cựu chuyên gia KOICA tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2014 – 2016 tham luận “Chủ nghĩa thể chế trong nền kinh tế như một văn hóa”

Bà Ngô Thị Phương Thảo, Phó Trưởng ban Nhân Dân cuối tuần, Báo Nhân Dântham luận “Truyền thông chính sách Hàn Quốc: Trải nghiệm, dấu ấn và gợi ý cho truyền thông chính sách Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”

TS. Lưu Thúy Hồng, Phó Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận “Truyền thông về đa dạng văn hóa với tư cách là một giá trị quan trọng của sức mạnh mềm quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”

Ông Đặng Trần Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tham luận “Nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của đa văn hóa trong doanh nghiệp: Góc nhìn từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”

PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tổng kết Hội thảo

Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định, Hội thảo Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã bước đầu làm sáng tỏ, hệ thống hóa khái niệm, mục đích, đặc trưng và tầm quan trọng của truyền thông chính sách về đa văn hóa, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình truyền thông chính sách về đa văn hóa tại Việt Nam, Hàn Quốc và các nước trên thế giới, từ đó đưa ra khuyến nghị, bài học kinh nghiệm và giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý kiến

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Thư ký khoa học năm 2025

Chiều 17/02/2024, tại phòng họp số 204 - tầng 2 Nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Thư ký khoa học năm 2025. Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thư ký khoa học, góp phần thúc đẩy hiệu quả nghiên cứu và đào tạo của Học viện.
Tọa đàm khoa học quốc tế “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam”

Tọa đàm khoa học quốc tế “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam”

Thực hiện nội dung của Biên bản ghi nhớ giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân (Trung Quốc) đã ký ngày 01/12/2022, sáng 29/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân (Trung Quốc) phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế trực tuyến với chủ đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam”.

Kỷ nguyên số - Bối cảnh và cơ hội cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2024), bên cạnh việc khẳng định những thành tựu vĩ đại của đất nước trong 79 năm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc(1). Từ đó đến nay, trong một số bài viết, bài phát biểu tại các sự kiện quan trọng, đồng chí Tổng Bí thư không chỉ tiếp tục đề cập, mà còn phân tích rất cụ thể về những hàm ý, nội hàm, cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời đưa ra những định hướng chiến lược về vấn đề này.