Sign In

Lượt người đang truy cập: 1

Lượt truy cập trong ngày:1

Lượt truy cập tháng này:223,006

Tổng số lượt đã truy cập: 427,708

“Bắn chỉ thiên” - Những phát súng cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút nhà báo kỳ cựu

08:28 05/06/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Với 94 tiểu phẩm báo chí sâu sắc trong cuốn sách “Bắn chỉ thiên”, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn mang đến cho bạn đọc những “lát cắt” đời sống đậm tính thời sự và nhân văn. Qua giọng văn biến hóa, đôi khi châm biếm thâm thúy, đôi khi hóm hỉnh sâu cay, cuốn sách là tiếng nói tỉnh táo giữa thời đại nhiễu loạn thông tin, một nỗ lực giữ gìn sự tử tế và thúc đẩy tư duy phản biện trong xã hội của một nhà báo kỳ cựu.

 

Trong xã hội nào cũng tồn tại song song hai mặt: những điều tốt đẹp, những con người tử tế, tận tụy vì cộng đồng; và bên cạnh đó, vẫn có những điều chưa đẹp, thậm chí là méo mó, phản cảm. Những người chỉ chăm lo cho bản thân, chạy theo hào quang cá nhân, làm tổn hại đến uy tín tập thể, dù chỉ là thiểu số nhưng như những “con sâu làm rầu nồi canh”, làm xói mòn niềm tin xã hội, ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ, và từ đó, tác động trực tiếp đến hình ảnh của đất nước trong con mắt của bạn bè quốc tế, nhất là trong một thế giới phẳng như hiện nay. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, việc lên tiếng một cách tỉnh táo, thẳng thắn nhưng đầy trách nhiệm là điều cần thiết. Cuốn sách Bắn chỉ thiên (Tập tiểu phẩm) của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn ra đời trong bối cảnh như thế. 

Là một nhà báo kỳ cựu, từng đứng đầu một cơ sở đào tạo báo chí lớn nhất cả nước, tác giả không chọn lối viết nặng nề hay công kích mà sử dụng một hình thức rất đặc biệt: tiểu phẩm báo chí, ngắn gọn, sắc sảo, châm biếm nhẹ nhàng nhưng thấm thía. 94 tiểu phẩm được viết liên tục trong sáu năm (2019 - 2024), được sắp xếp theo thứ tự thời gian chắp bút, mỗi tiểu phẩm là một vấn đề đang được xã hội quan tâm, theo dõi tại thời điểm viết bài nhưng vẫn đầy tính thời sự và có ý nghĩa lâu dài. Mỗi bài là một “viên đạn” cảnh báo nhắm vào một vấn đề nổi cộm của xã hội, từ những chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày đến các vụ việc lớn, phức tạp, gây bức xúc dư luận. Dưới ngòi bút linh hoạt và giọng văn thâm thúy, những câu chuyện đã được công khai trên báo chí lại được soi chiếu dưới một góc nhìn mới, sắc sảo, lắng đọng và đầy tính nhân văn.

Điểm nổi bật của cuốn sách là sự kết hợp giữa giọng văn phản biện và chất đời thường gần gũi. Có lúc tác giả vào vai người kể chuyện, có lúc hóa thân vào hai nhân vật hư cấu “Phó Nhòm” và “Cả Nháy”, một sự sáng tạo độc đáo giúp những vấn đề nhức nhối trở nên sinh động, dễ tiếp cận và không kém phần sâu sắc. Qua các tiểu phẩm như “Rút kinh nghiệm”, “Đục nước béo cò”, “Xin - cho”, “Thể chế ách tắc” hay “Sim rác”, “Tin giả là giặc”, người đọc nhận ra những vấn đề tưởng như đã được nhắc đến quá nhiều lại vẫn rất nóng, bởi chúng chưa hề được xử lý triệt để. Đồng thời, tác giả không quên lan tỏa những giá trị tích cực, nhân văn  qua những bài viết như “Phép màu có thật”, “Những người mẹ nêu gương nhân ái”, hay “Ấm lòng”, như một cách nhấn mạnh rằng, dù xã hội có biến chuyển thế nào, điều tử tế vẫn tồn tại và cần được cổ vũ mạnh mẽ.

Không lý luận dài dòng, không dẫn chứng phức tạp, mỗi tiểu phẩm trong Bắn chỉ thiên như một phát súng báo động, đánh thức cảm thức xã hội, khơi dậy tinh thần trách nhiệm công dân. Đây không chỉ là tác phẩm dành cho người làm báo, mà còn là cuốn sách nên có trong tay của những nhà quản lý, nhà giáo dục, và đặc biệt là giới trẻ, những người đang hình thành quan điểm và thái độ sống trong một thời đại mà mạng xã hội, AI và truyền thông số đang thay đổi cách con người tiếp nhận và phản ứng với thông tin.

Trong xã hội hôm nay, nơi mà cái tốt có thể bị che mờ bởi sự ồn ào của cái xấu, thì những tiếng nói tỉnh táo như Bắn chỉ thiên thực sự cần thiết. Nó không đơn thuần là một cuốn sách, mà là một dòng chảy phản biện tích cực, một cánh tay giơ cao thay vì chỉ trỏ, nhằm hướng tới một xã hội minh bạch, công bằng, nhân ái hơn. Đọc để soi lại chính mình, để hiểu người, để nuôi dưỡng khát vọng xây dựng một môi trường sống lành mạnh, đó là giá trị thực tiễn sâu xa mà cuốn sách này mang lại. Và vì thế, nó xứng đáng được lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội hôm nay.

M. Nghiêm

Ý kiến

Sức mạnh của đoàn kết

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công” - Câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ giữa thế kỷ XX đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết không chỉ là bài học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống ngàn đời của nhân loại, mà còn là cội nguồn làm nên những thành tựu vĩ đại của xã hội loài người. Điều này đặc biệt đúng trong lịch sử cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua. Trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đã và đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị; sáp nhập các đơn vị hành chính, “sắp xếp lại giang sơn”, tổ chức không gian phát triển bền vững cho đất nước, tinh thần đoàn kết càng phải được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với tầm nhìn chiến lược và bản lĩnh lãnh đạo của Đảng, chúng ta kiên quyết giữ vững và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là “mạch nguồn”, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt, bảo đảm mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước được thực hiện triệt để, nhất quán, hiệu quả, đáp ứng tốt nhất mọi nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Xác định nội dung, giá trị lịch sử, ý nghĩa lý luận của Sổ vàng Trường Nguyễn Ái Quốc”

Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Xác định nội dung, giá trị lịch sử, ý nghĩa lý luận của Sổ vàng Trường Nguyễn Ái Quốc”

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống vẻ vang của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1949-2025), kỷ niệm 76 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, dự Lễ khai giảng khóa 2 của Trường Đảng và ghi vào trang đầu cuốn Sổ vàng của Nhà trường những ý kiến chỉ đạo mang ý nghĩa hết sức sâu sắc, ngày 26-6-2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Xác định nội dung, giá trị lịch sử, ý nghĩa lý luận của Sổ vàng Trường Nguyễn Ái Quốc”.

Bảo vệ an ninh tư tưởng trong bối cảnh hiện nay

Bảo vệ an ninh tư tưởng ở Việt Nam trở thành nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu biến động mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông số và các hình thức “chiến tranh mềm”, các thế lực thù địch triệt để khai thác các vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc… để xuyên tạc, kích động, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn quốc tế cho thấy, buông lỏng mặt trận tư tưởng dễ dẫn đến bất ổn xã hội và khủng hoảng thể chế. Do đó, bảo vệ an ninh tư tưởng cần được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển quốc gia, nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội và định hướng phát triển đất nước.